PLC giới thiệu tổng quan

PLC (Programable Logic Controler )

PLC là gì?

PLC (Programable Logic Controler )
PLC (Programable Logic Controler )

PLC (Programable Logic Controler ) Bộ điều khiển logic khả trình (tiếng Anh: Programmable Logic Controller, viết tắt: PLC) hay còn gọi là bộ điều khiển lập trình, là thiết bị điều khiển lập trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào) tác động vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các sự kiện được đếm. PLC dùng để thay thế các mạch relay trong thực tế. PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi có sự thay đổi ở đầu vào thì đầu ra sẽ thay đổi theo. Ngôn ngữ lập trình của PLC có thể là Ladder hay State Logic. Hiện nay có nhiều hãng sản xuất ra PLC như Siemens, Allen-Bradley, Mitsubishi Electric, General Electric, Omron, Honeywell…

Cấu trúc của PLC

PLC (Programmable Logic Controller) cấu trúc
PLC (Programmable Logic Controller) cấu trúc
  • Cấu trúc PLC gồm 4 phần chính : Đầu vào , bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ, khối đầu ra

+  Khối đầu vào: có nhiệm vụ nhận tín hiệu đầu vào bao gồm các tín hiệu số và tín hiệu tương tự,  các thiết bị đầu vào thường có là cảm biến, nút bấm công tắc ….

+ Khối xử lý trung tâm: bao gồm CPU và bộ nhớ, có nhiệm vụ xử lý các tín hiệu đầu vào và gửi tín hiệu cho đầu ra theo một chương trình lập trình , giao tiếp truyền thông với các thiết bị khác

+ Khối đầu ra: xuất tín hiệu ra để điều khiển các thiêt bị chấp hành như (Rơ le, van điện từ đèn báo…)

+ Bộ nhớ : có chức năng lưu giữ chương trình và thông số cài đặt cũng như trong quá trình vận hành, có 2 bộ nhớ Ram và Rom, ngoài ra còn có thêm bộ nhớ ngoài EPROM

 

Nguyên lý làm việc của PLC

  • Các tín hiệu đầu vào số được đưa vào bộ vi xử lý thông qua mạch cách ly, thông thường điện áp 24 VDC được dùng cho tín hiệu đầu vào
  • Các đầu vào tương tự sẽ được xử lý tín hiệu ở các module chức năng và gửi về CPU
  • Tại CPU thì chương trình lập trình sẽ được thực hiện theo chu kỳ quét của CPU để xuất tín hiệu đầu ra điều khiển thiết bị khác dựa trên tín hiệu đầu vào. Chương trình lập và các thông số sẽ được lưu trong bộ nhớ của CPU
  • Các thiết bị điều khiển khác sẽ được kết nối với đầu ra PLC, các thiết bị này sẽ được điều khiển bởi tín hiệu đầu ra của PLC
  • Mỗi dòng PLC có một phần mền chuyên dụng để thực hiện cài đặt, kết nối, viết chương trình cho PLC như GX Work của Mitsubishi hay CX One của Omron…

Phương thức điều khiển của PLC

  • Điều khiển logic

+ Điều khiển tự động, bán tự động theo quy trình logic

+ Xử dụng các bộ đếm Timer và Couter

  • Điều khiển đáp ứng

+ Điều khiển PID, logic mở

+ Điều khiển động cơ Servo, động cơ bước

+ Điều khiển biến tần

+ Điều khiển đáp ứng nhiệt độ, áp suất, lưu lượng..

  • Mạng truyền thông

+ Kết nối điều khiển các PLC với nhau

+ Kết nối với các hệ thống giám sát điều khiển, Scada                

 

Đấu nối chung

Đấu nối PLC
Đấu nối PLC

Ứng dụng của PLC

PLC với khả năng chống nhiễu cao, hoạt động ổn định và dễ can thiệp và thay đổi nến được ứng dụng nhiều trong công nghiệp

  • ứng dụng trong dây truyền sản xuất , máy móc tự động hóa, điều khiển động cơ servo thông qua hệ thống servo
  • Ứng dụng trong điều khiển các hệ thống công nghiệp nặng, nhẹ

Các loại cáp kết nối trong hệ thống Servo

Cáp nguồn cho servo motor

MR-PWCNK1-10M

MR-PWS1CBL5M-A1-L

Cáp Encoder cho servo motor

MR-J3ENCBL5M-A1-H

MR-J3ENCBL2M-A2-L

MR-J3ENSCBL5M-L

MR-JCCBL5M-L

MR-EKCBL5M-H

Cáp phanh cho servo motor

MR-BKS1CBL5M-A1-H

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *